Tham khảo Hàn lâm viện

  1. “Sao Đẩu xem danh từ Thiên Kê”
  2. “翰在字典中的解释”
  3. Ví dụ như trong bản chữ Hán trong Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, "...Tháng giêng, mùa xuân. Bổ dụng Trương Hán Siêu làm Hàn Lâm học sĩ"
  4. Ví dụ bản chữ Hán Đại Việt sử ký toàn thư, dòng 11 từ bên phải đếm qua, "Lấy Lưu Hưng Hiếu làm Hàn lâm viện thị giảng tham chưởng Hàn lâm viện sự"
  5. Ví dụ bia khoa Mậu Thìn (1448) với "Hàn lâm viện Thừa chỉ Học sĩ Trình Thuấn Du"
  6. Ví dụ bia khoa Quý Mùi 1703 với "Cẩn sự lang Hàn lâm viện Hiệu lý Thị nội Thư tả Thủy binh phiên"
  7. Theo Khâm Định Việt sử thông giám cương mục, năm Long Đức 3 (1734) thời chúa Trịnh Giang, sai Hàn lâm viện thị giảng học sĩ và (mất những chữ tiếp theo) Lý Học Dụ. Binh khoa cấp sự trung, sang sách phong và dụ bảo việc ban lễ tế Dụ Tông. Đoạn này từ bản dịch tiếng Việt Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội, 1988, trang 820. Chức Học sĩ đã được bãi bỏ từ thời Lê Thánh Tông đến mãi thời Nguyễn Minh Mạng mới phục hồi, không hiểu thật sự đây là chức có trong thời chúa Trịnh hay là quan chép sử chép thêm vào hai chữ này
  8. Có ý kiến cho rằng nên dùng danh từ học viện Nho giáo nhưng cách dùng này không đúng vì học viện là nơi đào tạo giáo dục như Quốc tử giám là một học viện, nhưng Hàn lâm viện không là nơi đào tạo giáo dục mà là một tổ chức (cơ quan) gồm các quan uyên thâm Nho học, chuyên trách viện soạn thảo văn kiện triều đình và Hàn lâm viện cung cấp nhân sự cho Quốc sử quán trong việc biên chép sử và cho các buổi giảng về kinh truyện trong triều đình
  9. Thời Tự Đức (1847-1883) là thời tự lập cuối cùng của triều Nguyễn, điều hành đất nước từ Bắc đến Nam Việt Nam. Lấy thời này làm chuẩn vì sau cuộc cải tổ năm 1827 thời Minh Mạng, Hàn lâm viện còn trải qua vài sự thay đổi nho nhỏ nữa sau 1827 thời Minh Mạng và Thiệu Trị sau này.
  10. Từ hàn (詞翰) tức chỉ chung việc sách vở văn chương
  11.  Đại Nam thực lục, Nhà xuất bản Giáo dục, 2001 tập 3
  12. Xem thêm bài viết này để hiểu rõ thêm về cách chuyên trách do Hàn lâm viện đảm nhận
  13. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 A Dictionary of Official Titles in Imperial China, Charles Hucker, 1985, Stanford University Press
  14. Chức Tự giảng (侍講) theo A Dictionary of Official Titles in Imperial China, Charles Hucker, 1985, đã có từ thời Hán nhưng chức Tự giảng học sĩ (侍講學士) chỉ có trong Từ điển chức quan Việt Nam, Đỗ Văn Ninh, 2002 là Hàn lâm viện Thị giảng học sĩ nhưng không có trong A Dictionary of Official Titles in Imperial China, Charles Hucker, 1985
  15. Thị thư Học sĩ không có trong A Dictionary of Official Titles in Imperial China, Charles Hucker, 1985, Stanford University Press. Nhưng theo bài viết này, chức Thị thư đã có từ thời Đường và được dịch là Academician Calligrapher-in-Waiting. Từ thời sơ Đường, đã có những nhà thơ và thư pháp trứ danh ví dụ như Chử Toại Lương (褚遂良 - 596 – 659) hoặc Liễu Công Quyền (778-854), nên việc có chức Thị Thư chuyên giúp vua học tập thư pháp là một điều rất có thể xảy ra.
  16. Từ điển chức quan Việt Nam, Đỗ Văn Ninh, 2002, trang 440 mục 856. Ngũ Kinh Bác sĩ
  17. Chức Chính tự (政字) không có trong A Dictionary of Official Titles in Imperial China, Charles Hucker, 1985, Stanford University Press nhưng trong Từ điển chức quan Việt Nam, Đỗ Văn Ninh, 2002, trang 142 mục 168. Chính tự ghi là chức kém hơn Hiệu thư lang, và Chính tự trật Chánh cửu phẩm hạ. Nên có lẽ chức Chính tự tiếng Anh là Clerk là chức kém hơn Editing Clerk tức Hiệu thư
  18. “翰林志 - (唐)李肇”
  19. tức Trung thư sảnh
  20. Tiện điện - cung điện nơi vua nghỉ ngơi, khác với chính điện
  21. 1 2 Kiến văn tạp lục, Lê Quý Đôn, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Phạm Trọng Điềm phiên dịch và chú thích, trang 147-148
  22. 1 2 3 “Imperial Politics and Confucian Societies” (PDF). 
  23. 1 2 3 4 “Terms in Chinese History”
  24. Trật Chánh bất phẩm lấy từ A Dictionary of Official Titles in Imperial China, Charles Hucker, 1985, Stanford University Press. Từ điển chức quan Việt Nam, Đỗ Văn Ninh, 2002, trang 288 mục 484. Hàn lâm viện Biên tu viết là không cố định viên ngạch
  25. Theo Từ điển chức quan Việt Nam, Đỗ Văn Ninh, 2002, trang 293 mục 499. Hàn lâm viện Thị thư. Nhưng việc này có lẽ không đúng vì theo A Dictionary of Official Titles in Imperial China, Charles Hucker, 1985, Stanford University Press, Điển bạ (典簿, Manager of Registration) là chức do 2 người nữ trong cung đình nắm giữ để xem xét về việc sổ bạ ghi danh tên các phi tần trong hậu cung thời Đường, Tống đến thời Nguyên mới đổi là chức thuộc quan lưu trữ (archivist). Nếu đúng vậy, không thể nào trong thời Đường Tống, một vị quan thư pháp gia lại được điều hành bởi 2 vị quan nữ chuyên coi việc hậu cung.
  26. Theo A Dictionary of Official Titles in Imperial China, Charles Hucker, 1985, Stanford University Press, 騖笮局 là cơ quan y tế. Nhưng cách dịch này có thể không đúng vì 騖笮局 nằm trong 4 sở về các thú vui tao nhã trong cung đình như xem thiên văn, thư pháp, đồ họa. Vậy thú vui thứ 4 không thể liên quan đến việc y dược hay y tế. Thời Tống, cả vua lẫn quan ngoài 3 thú vui trên còn được biết đến là những bậc thầy về Trà và đá cầu (shuttlecock). Vì vậy, có thể thú vui thứ 4 này có thể là chơi thể thao và trà (Games and Tea Services)
  27. Theo bài viết này, chức chưởng quan Hàn lâm viện thời Minh là Chưởng viện học sĩ (掌院學士) thay vì là Học sĩ (學士). Việc này không đúng vì chức Chưởng viện học sĩ chỉ có từ thời Thanh theo A Dictionary of Official Titles in Imperial China, Charles Hucker, 1985, Stanford University Press và Từ điển chức quan Việt Nam, Đỗ Văn Ninh, 2002, trang 288 mục 486. Hàn lâm viện Chưởng viện Học sĩ
  28. Từ điển chức quan Việt Nam, Đỗ Văn Ninh, 2002, trang 440 mục 856. Ngũ kinh Bác sĩ
  29. “翰林院 -清末翰林对后世的影响”
  30. “翰林院 - 清朝翰林”
  31. Theo Từ điển chức quan Việt Nam, Đỗ Văn Ninh, 2002, trang 288 mục 486. Hàn lâm viện Chưởng viện học sĩ, thời Thanh không đặt Học sĩ và không có Trưởng quan. Việc này có lẽ không đúng. Theo A Dictionary of Official Titles in Imperial China, Charles Hucker, 1985, Stanford University Press, Việc khong có chưởng quan chỉ xảy ra vào một gian đoạn ngắn từ những năm sau 1644 đến 1670 rồi chức Học sĩ hoặc Chưởng viện học sĩ được đặt lại cho đến khi Hàn lâm viện bị bãi bỏ.
  32. Phần lớn các bài viết về Khương Công Phụ đều cho rằng ông thi vào năm 780 và được đỗ liền và được bang chức Hàn lâm Học sĩ. Đều này có thể không đúng, vì chức Hàn lâm học sĩ là một học vị cao thời Đường. Có thể nguồn tiếng Hán về ông đúng hơn, vì trước đó năm 764, Khương Công Phụ đã đỗ và được bổ chức Hiệu thư lang, giúp việc các quan soạn thảo văn kiện, là chức được dành cho các vị tiến sĩ đỗ cấp cao, là bàn đạp để các tiến sĩ bắt đầu trong con đường quan trường. Sau khi làm việc tại kinh đô Trường An 4 năm, Khương Công Phụ đã tham dự ân khoa năm 780 với bài chế xuất sắc, vì vậy ông được thăng chức Hữu thập di, là chức được quyền xem xét và chỉnh sửa những sai lầm trong văn kiện. Có lẽ đây mới là lúc ông được cho rằng đã có kinh nghiệm quan trường và với bài chế xuất sắc, triều đình ban cho ông chức Hàn lâm học sĩ, rất xứng đáng với học vấn của ông.
  33. Kiến văn tạp lục, Lê Quý Đôn, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, "Thái Tông... vì sử bỏ sót không chép. Lại có các chức Văn Minh Điện học sĩ, Hàn lâm học sĩ, Đô đốc tướng..."
  34. 1 2 3 Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú, mục Quan chức chí
  35. 1 2 Khâm Định Việt sử thông giám cương mục, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội, 1988, trang 154
  36. Chức Hàn lâm học sĩ thời Đường, Tống là chức cao nhất trong Hàn lâm viện. Nếu có nhiều quan Hàn lâm học sĩ, ví dụ 6 quan trong thời Đường, Tống, thường triều đình lại chọn một trong các vị quan đó và bổ chức Hàn lâm học sĩ thừa chỉ, là chưởng quan của 6 quan Hàn lâm học sĩ. Việc các sử Việt ghi chép đặc biệt trong kỳ thi 1087, Mạc Thiên Tích được bổ Hàn lâm học sĩ mà không ghi thêm tên các vị Hàn lâm học sĩ nào khác có lẽ nên được hiểu là năm này (1087), Hàn lâm học sĩ chỉ có mỗi Mạc Thiên Tích. Nếu đúng vậy, thì Mạc Thiên Tích với chức Hàn lâm học sĩ, cũng là vị quan đứng đầu Hàn lâm viện vì không còn chức nào cao hơn hoặc viên quan nào có cùng chức Hàn lâm học sĩ vào năm này.
  37. Chức Hàn lâm học sĩ phụng chỉ tức 翰林學士奉旨, Hanlin Academician Recipient of Edicts, có lẽ tương tự chức Hàn lâm học sĩ thừa chỉ (翰林學士承旨, Hanlin Academician Recipient of Edicts)
  38. Lưu ý, Lịch triều hiến chương loại chí, mục Quan chức chí, trang 531 bản tiếng Việt ghi rõ chức Hàn lâm học sĩ phụng chỉ (không có chữ viện) và Hàn lâm viện học sĩ (có chữ viện)
  39. 1 2 Trong các sử Việt (các bản dịch tiếng Việt), đều ghi rất rõ khi một vị quan đời Trần được phong Hàn lâm học sĩ hoặc Hàn lâm học sĩ phụng chỉ. Đây không thể là hai chức tương tự nhau được vì các sử xưa khi viết về chức tước thường rất cẩn thận (ngoại trừ trường hợp dịch sang tiếng Việt không đúng hoặc bỏ đi, nhưng đó lại là một trường hợp khác). Xem như năm 1267, Đặng Kế được phong Hàn lâm học sĩ, năm 1282, thái sư Đinh Củng Viên được thăng Hàn lâm học sĩ phụng chỉ, rồi năm 1372, Hồ Tông Thốc được phong Hàn lâm học sĩ để rồi 14 năm sau, năm 1386 lại được phong Hàn lâm học sĩ phụng chỉ. Việc này cho thấy, chức Hàn lâm học sĩ phụng chỉ có lẽ được đặt như Hàn lâm học sĩ thừa chỉ nhà Đường, Tống, là chức chưởng quan trong các vị quan Hàn lâm học sĩ, chứ không phải là chức được đổi tên hoặc dùng một cách vô tội vạ trong triều Trần. Vì vậy, Lịch triều hiến chương loại chí, mục Quan chức chí, viết quan chế đời Trần có Hàn lâm học sĩ phụng chỉ và Hàn lâm học sĩ, cần được hiểu là 2 chức khác nhau. Còn sách Tổ chức chính quyền trung ương dưới thời Lê Thánh Tông, Bộ Quốc gia Giáo dục, Sài gòn, 1963, Tiết 1 Vài Nét Đại Cương trang 4 viết Đến thời Trần, Hàn lâm học sĩ được thay bằng Hàn lâm phụng chỉ là không đúng.
  40. Chức Hàn lâm học sĩ phụng chỉ (翰林學士旨) có ý nghĩa tương tự chức Hàn lâm học sĩ thừa chỉ (翰林學士旨) đều là chức phụng mệnh vua, lãnh trách nhiệm Hàn lâm học sĩ (Hanlin Academician Recipient of Edicts)
  41. Ấn bản điện tử năm 2001 do Lê Bắc điều hợp của bộ Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội, 1988 có lẽ sai khi viết "Trước đây, Hàn lâm học sĩ kiêm Quốc tử viện giám tu là Lê Văn Hưu vâng mệnh...". Thời Trần và các triều đại đồng thời tại Trung Quốc, chỉ có Quốc sử viện và Quốc tử giám (xem mục Quan chức Chí, Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí và A Dictionary of Official Titles in Imperial China, Charles Hucker, 1985, Stanford University Press), hai cơ quan này hoàn toàn khác nhau. Quốc sử viện chuyên trách viện biên soạn quốc sử, thực lục, Quốc sử giám chuyên trách việc giáo dục đào tạo nhân tài đất nước. Quan Lê Văn Hưu được sung vào chức Giám tu quốc sử (監修國史, Chief Compiler of the Dynastic History), cũng là chức đứng đầu Quốc sử viện, chuyên trách việc biên soạn quốc sử thời Trần, chứ không phải là chức trong Quốc tử giám
  42. 1 2 Bản Kỷ Tục Biên Quyển 3
  43. Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục:"Theo quy chế cũ, chức Hành khiển chưa bao giờ dùng người văn học, chỉ có người hầu cận trong nội mới được làm. Lúc ấy Đặng Kế giữ chức Hàn lâm viện học sĩ, Đỗ Quốc Tá giữ chức Trung thư sảnh trung thư lệnh. Người có văn học được giữ quyền bính bắt đầu từ đây trước."
  44. 1 2 Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội, 1988
  45. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội, 1993
  46. Lưu ý, khi bạn xem bản chữ Hán này, bản hoàn toàn không có đoạn viết nào về Trương Hán Siêu được phong Hàn lâm học sĩ. Bản dịch tiếng Việt được lấy từ bản Đại Việt sử ký toàn thư, bản in Nội các quan bản, Mộc bản khắc năm Chính Hòa thứ 18 (1697). Nếu bạn có bản này, xin so sánh và cập nhật thêm thông tin có đúng là thời Trần, phong chức Hàn lâm học sĩ hay Hàn lâm viện học sĩ.
  47. Bản chữ Hán Khâm Định Việt sử thông giám cương mục, có ghi Trương Hán Siêu là Hàn lâm học sĩ
  48. Theo Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, Trần Bàn người làng Từ Sơn, huyện Quế Dương, đỗ đồng tiến sĩ khoa Nhâm Tuất (1442) năm Đại Bảo đời Lê Thái Tông.
  49. Theo Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, Vũ Vĩnh Trinh là người làng Thiết Khoán, huyện Thiên Bản. Vũ Vĩnh Trinhđỗ minh kinh khoa Kỷ Dậu (1429) năm Thuận Thiên thứ 2 đời Lê Thái Tổ
  50. Lịch triều hiến chương loại chí, mục Quan chức chí (II) chỉ cho biết là Đến Thánh Tông, định là quan chế học sĩ các viện, lại đặt các chức Đông các Đại học sĩ và Đông các học sĩ, phẩm trật ở hàng chánh tứ, nhưng không nhắc đến việc khi định lại quan chế học sĩ các viện, vua Lê Thánh Tông cũng đã bãi bỏ chức Học sĩ tại Hàn lâm viện
  51. Bản dịch tiếng Việt của Đại Việt sử ký toàn thư thêm chữ bọn là không đúng. Trong bản chữ Hán, chỉ dùng chữ mệnh (命, mệnh lệnh), không hề có chữ bọn. Thêm chữ bọn để chỉ sự nhận mệnh lệnh của các quan cấp cao thời quân chủ là bất kính với tiền nhân. Ngày nay, nếu viết "Tổng thống Obama lệnh cho bọn Bộ trưởng Ngoại giao John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter" hoặc "Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lệnh cho bọn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc" chắc chắn sẽ bị độc giả chê cười là người thiếu văn hóa, "mất dạy". Mặc dù thời quân chủ, vua nắm quyền hành, nhưng không vì vậy mà mất đi sự tôn kính, nhất là thời vua Lê Thánh Tông, là vị vua rất tôn trọng Nho học và là một vị vua anh minh trong lịch sử Việt. Độc giả cần lưu ý điều này khi đọc các bản dịch sử Việt ngày nay.
  52. Trong bản dịch tiếng Việt của Đại Việt sử ký toàn thư, thiếu hẳn đoạn này. Xem thêm bản chữ Hán tại đây
  53. Trong bản dịch tiếng Việt của Đại Việt sử ký toàn thư, thiếu mất chữ sự trong chưởng Hàn lâm viện sự. Xem bản chữ Hán tại đây
  54. Bản dịch tiếng Việt của Đại Việt sử ký, ghi là "Hàn lâm thị độc, trưởng Hàn lâm viện sự" là không đúng. Bản chử Hán xem tại đây, ghi là Hàn lâm thị độc chưởng Hàn lâm viện sự (không có dấu phẩy và là chữ chưởng, không phải trưởng)
  55. Lưu ý, Lương Đức Bằng đã là Lễ bộ tả thị lang kiêm Hàn lâm viện chưởng sử vào năm trước (1509), nên việc năm 1510 được phong Lại bộ tả thị lang là việc thuyên chuyển chức, chứ không phải từ Hàn lâm viện chưởng viện sự được thăng lên làm Lại bộ tả thị lang
  56. Trong bản dịch tiếng Việt của Đại Việt sử ký toàn thư, những chấm câu, xuống hàng, phẩy làm độc giả khó hiểu. Khi đọc đoạn này, độc giả nên đọc như trong bài viết này, không như trong bản dịch
  57. Thời Hồng Đức (1470) đến hết thời Lê Trung Hưng (1789) hơn 300 năm, Đại Việt sử ký toàn thư chỉ nhắc đến 3 vị quan với chức Hàn lâm thừa chỉ là Thân Nhân Trung (thời Lê Thánh Tông sau 1470), Nguyễn Vũ (thời Lê Tương Dực 1516) và Bùi Trọng Huyến (thời Trịnh Doanh năm 1764). Hai vị quan Nguyễn Vũ, Bùi Trọng Huyến hoàn toàn không được biết đến trong sử Việt ngoại trừ Nguyễn Vũ, 55 tuổi, văn hay chữ tốt, rớt khoa thi được vua cho thi lại rồi bổ chức Hàn lâm thừa chỉ rồi mất cùng vua trong loạn Trịnh Duy Sản. Còn Bùi Trọng Huyến thì bị bãi chức vì phạm tội.
  58. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, "Năm Hồng Thuận nguyên niên (1509), sai Lễ bộ tả thị lang Hàn lâm viện thị độc chưởng Hàn lâm viện sự Lương Đắc Bằng soạn bi ký"
  59. Không thấy trong bảng phẩm trật Văn giai của Lịch triều hiến chương loại chí, mục Quan chức chí mặc dù chức này được đưa ra khi xét về các quan chức thời Lê trong cùng sách. Hiệu khám là một chức quan kiểm sát, chỉnh lý văn từ, chỉ xuất hiện ở thời Đường, không hiểu sao lại thấy trong phần xét về chức quan văn thời Lê sơ (trong Lịch triều hiến chương loại chí) rồi lại biến mất thời Hồng Đức và chưa bao giờ được nhắc đến trong sử Việt (có lẽ vì chức quá thấp chăng?)
  60. Chức Chủ thư lệnh sử (主書史) này, trong Lịch triều hiến chương loại chí, mục Quan chức chí ghi là chức Chủ thư thị sử (主書史), nhưng có lẽ lệnh sử đúng hơn vì được tìm thấy trong A Dictionary of Official Titles in Imperial China, Charles Hucker, 1985, Stanford University Press và các bài viết khác trên mạng. Còn chức 侍史 trong A Dictionary of Official Titles in Imperial China chỉ có chức Nữ thị sử (女侍史, Female Attendant) là 2 người nữ cung phi hầu vua, chỉnh sửa bộ đại triều khi vua thăm các cơ quan cấp cao như Tể tướng, Nội các, v.v.
  61. Chức Tu soạn chỉ được thấy khi hiện trong bảng Văn giai thời Hồng Đức trong Lịch triều hiến chương loại chí, mục Quan chức chí. Ngoài ra, không thấy ghi tại sách sử nào nên không thể khẳng định thời Lê trước Lê Thánh Tông đã có chức này mặc dù chức Tu soạn đã có từ thời Đường và là chức được trao cho Trạng nguyên thời nhà Minh
  62. Do chức Hiệu khám được viết lại trong phần Xét về văn giai triều Lê trong Lịch triều hiến chương loại chí, mục Quan chức chí nên xếp vào trong mục này. Chức này không hề được nhắc trong sử Việt, có lẽ do trật quá thấp chăng?
  63. Đãi chiếu - Lịch triều hiến chương loại chí, mục Quan chức chí không có trật phẩm cho chức này. Tổ chức chính quyền trung ương dưới thời Lê Thánh Tông, Bộ Quốc gia Giáo dục, Sài gòn, 1963 có ghi trật (cùng với chức Hiệu lý) là Chánh thất phẩm
  64. Không thấy trong bảng phẩm trật Văn giai của Lịch triều hiến chương loại chí, mục Quan chức chí mặc dù chức này được đưa ra khi xét về các quan chức thời Lê trong cùng sách. Hiệu khám là một chức quan kiểm sát, chỉnh lý văn từ, chỉ xuất hiện ở thời Đường, không hiểu sao lại thấy ở thời Lê sơ rồi lại biến mất thời Hồng Đức.
  65. Tổ chức chính quyền trung ương dưới thời Lê Thánh Tông, Bộ Quốc gia Giáo dục, Sài gòn, 1963 trang 70 Tiết I
  66. Bản dịch Kiến văn tạp lục của Phạm Trọng Điềm ghi là thị chế (制) là không đúng vì không hề có chức thị chế, chức này là chức đãi chế (制), ngay dưới chức Thị thư về trật phẩm
  67. 1 2 Lưu ý trong bản dịch tiếng Việt Đại Việt sử ký toàn thư thiếu mất chữ viện
  68. Theo bản dịch Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội, 1993, "...lấy tiến sỉ Nguyễn Bá Ký làm Hàn lâm tri chế cáo", chữ sỉ viết sai và không có chữ viện trong Hàn lâm tri chế cáo. Không hiểu tên chức là Hàn lâm viện Tri chế cáo hoặc Hàn lâm Tri chế cáo
  69. Vị Hàn lâm thừa chỉ còn lại là Nguyễn Vũ, thời Cảnh Thống Lê Tương Dực. Vị Hàn lâm thừa chỉ này chỉ được nhắc đến qua việc cùng vua Lê Tương Dực mất dưới tay Trịnh Duy Sản vào năm Hồng Thuận 8 (1516). Không thấy ghi chép gì về quan Hàn lâm thừa chỉ Nguyễn Vũ trong sử Việt ngoài việc đậu đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân và mất theo vua. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội, 1993 Nguyễn Vũ người làng Thiên Mỗ, huyện Từ Liêm, do đỗ tứ trường kỳ thi Hương, viết chữ thảo đẹp, lại đem thơ quân ứng nghĩa, từ đầu, làm quan đến Binh bộ tả thị lang, được vua rất yêu quý. Khoa thi Hội năm Giáp Tuất. Vũ đã 58 tuổi, văn viết lủng củng, đã không được trúng tuyển. Vua cho thi lại, lấy đỗ đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân. Không bao lâu, làm tới Hình bộ thượng thư kiêm Bảo Thiên điện Đông các đại học sĩ, Hàn lâm viện thừa chỉ nhập thị kinh diên, ngày đêm uống rượu đánh bạc ở nội điện, bị người bấy giờ coi khinh. Đến nay đi theo vua, bảo con rằng: "Ăn lộc của vua, phải chết vì nạn của vua", cũng bị Duy Sản giết.
  70. Dữ liệu này lấy từ bản dịch tiếng Việt Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội, 1988, trang 902. Nhưng câu này mất chữ viện trong Hàn lâm viện thừa chỉ
  71. Xem bản chữ Hán tại đây (bắt đầu từ hàng thứ hai đoạn gần áp chót bên trái)
  72. Đoạn này từ bản dịch tiếng Việt Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội, 1988, trang 820. Chức Học sĩ đã được bãi bỏ từ thời Lê Thánh Tông đến mãi thời Nguyễn Minh Mạng mới phục hồi, không hiểu thật sự đây là chức có trong thời chúa Trịnh hay là quan chép sử chép hoặc người dịch thêm vào hai chữ này
  73. 1 2 3 4 5 Đại Nam thực lục, Nhà xuất bản Giáo dục, 2001 tập 1
  74. 1 2 3 4 Đại Nam thực lục, Nhà xuất bản Giáo dục, 2001
  75. Bản dịch tiếng Việt Đại Nam thực lục, Nhà xuất bản Giáo dục, 2001 ghi là Nguyễn Đăng Tiến
  76. xem bản dịch tiếng Việt Đại Nam liệt truyện tập 2 trang 566 đoạn "Huệ đã đắc chí, nghiễm nhiên tự xưng là đế, lập Lê Thị Ngọc Hân làm Bắc cung Hoàng hậu... thị lang, tư cụ, hàn lâm, còn nhiều danh loại khác không thể kể hết được...", xem bản chữ Hán đoạn trên tại đây và đoạn có chữ Hàn lâm ở trang kế tiếp
  77. “Vài nét về tổ chức chính quyền, quân đội và tên chức quan thời Tây Sơn”
  78. Có thể Viện sử học đã công bố các tài liệu này trong giới hạn của viện hoặc dành cho các cơ quan nghiên cứu Sử, nhưng chưa phổ biến ra cho đại chúng để rộng đường tìm hiểu về nhận định này
  79. Nguyễn Du này là người Văn Xá, huyện Thanh Oai (Hà Đông), khác với Nguyễn Du tác giả truyện Kiều
  80. Trong bản dịch tiếng Việt Đại Nam Thực Lục quyển 1, Nhà xuất bản Giáo dục, 2001, đây (Viện trưởng Hàn lâm viện) là tên chức chính thức. Chưa tìm được hoặc thấy bản chữ Hán Đại Nam Thực Lục về đoạn Viện trưởng này. Nếu bạn tìm được, xin so sánh và đưa nguồn chữ Hán vào để tiện đường khảo cứu.
  81. Đây là một chức chỉ có tại thời Nguyễn Gia Long và không có trong các triều đại Trung Hoa, nên không có trong A Dictionary of Official Titles in Imperial China, Charles Hucker, 1985, Stanford University Press
  82. Theo Đại Nam thực lục, Nhà xuất bản Giáo dục, 2001, trang 545 "...chánh ngũ phẩm là tham luận thị nội, tham luận quân Thần sách, Hàn lâm thừa chỉ, thị giảng, thị độc, chế cáo, thị thư, tu soạn, Hàn lâm viện, đốc học..."
  83. Lưu ý - vài trang mạng nhận định có chức Hàn lâm viện là Hàn lâm viện Trước tác được trật Chánh lục phẩm thời Minh Mạng là sai. Chức Hàn lâm viện Trước tác được đặt vào thời Thiệu Trị 3 (1843), trật Chánh lục phẩm
  84. Đại Nam Thực Lục, Nhà xuất bản Giáo dục, 2001, quyển 6
  85. 1 2 Đại Nam thực lục, Nhà xuất bản Giáo dục, 2001, quyển 7
  86. Tôn sinh (宗生), theo Từ điển nhà Nguyễn của Võ Hương An, "Tôn sinh là con cháu hàng Tôn Thất đã trúng kỳ khảo hạch của Tôn nhân phủ, được hưởng quyền lợi theo luật định, chẳng hạn vào học trường Quốc tử giám ở Kinh đô, được cấp học bổng, được ưu tiên tuyển dụng, v.v."
  87. Bản dịch tiếng Việt Đại Nam thực lục, Nhà xuất bản Giáo dục, 2001, quyển 7 trang 1079 [trạng nguyên] là sai vì thời Nguyễn không lập Trạng nguyên, Đệ nhất giáp tiến sĩ đệ nhất danh là Đình nguyên thời Nguyễn
  88. “Bình Ngô đại cáo (Ngô Tất Tố dịch)”
  89. Nguyễn Hữu Dật năm 16 tuổi đã được bổ hàm Văn chức, là hàm tương đương Hàn lâm viện do Những năm đầu từ khi tách rời khỏi Đàng Ngoài vào năm 1558, các chúa Nguyễn tránh tiếng tiếm quyền vua nên không lập Hàn lâm viện, lập chức Văn chức là chức thay mặt cả cơ quan Hàn lâm viện tại Đàng Trong
  90. “Cao Xuân Dục - Tác giả Hán Nôm cuối thế kỷ XIX”

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hàn lâm viện http://zidian.reader8.cn/16hua/15723.html http://www.360doc.com/content/15/0702/16/17799864_... http://baike.baidu.com/view/36458.htm http://3.bp.blogspot.com/-2XEyKXOLwLQ/UiLAhOKLoKI/... http://www.chinaknowledge.de/History/Terms/hanliny... http://lemanhchien41.blogspot.fr/2013/08/luoc-khao... http://www.vjol.info/index.php/khxhvn/article/view... http://lib.nomfoundation.org/collection/1/volume/1... http://lib.nomfoundation.org/collection/1/volume/1... http://lib.nomfoundation.org/collection/1/volume/1...